Thặng dư thương mại là 22,3 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm, là mức thặng dư thương mại lớn thứ hai được ghi nhận sau mức 28 tỉ USD vào năm 2023. Ảnh: QH.
Trên đà vững chắc để kết thúc năm với kết quả tích cực Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đạt kết quả tốt hơn dự kiến trong quý III/2024, tăng mạnh 7,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo trung bình của thị trường là 6,1% và mức dự báo của chúng tôi là 5,7%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý III/2022, khi các hoạt động kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ từ mức đáy của đại dịch.
Kết quả bất ngờ của quý III/2024 phản ánh khả năng phục hồi của nền kinh tế, bất chấp sự tàn phá của cơn bão Yagi. Mặc dù các lĩnh vực chính đều bị ảnh hưởng bởi cơn bão, sản lượng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý III/2024 nhìn chung đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước (chậm hơn so với mức 3,6% trong quý II/2024).
Trong cả năm 2024, Ngân hàng UOB dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 18%, đây sẽ là năm mạnh nhất kể từ năm 2021. Nhập khẩu tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10, dẫn đến thặng dư thương mại là 22,3 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm, là mức thặng dư thương mại lớn thứ hai được ghi nhận sau mức 28 tỉ USD vào năm 2023.
Liên quan đến điều này, đà tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục mở rộng, với dòng vốn FDI đã đăng ký là 27,3 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, cao hơn 2% so với cùng kỳ năm 2023. Dòng vốn FDI thực tế tính đến tháng 10 đạt 19,6 tỉ USD và đang trên đà trở thành năm thứ ba liên tiếp đạt mức kỉ lục về dòng vốn FDI.
Trong nước, đà tăng trưởng doanh số bán lẻ trong năm 2024 phần lớn vẫn ổn định cho đến nay, với mức tăng 7,1% vào tháng 10 và mức tăng trung bình từ đầu năm đến nay ở mức 8,5% so với cùng kỳ năm trước, và so sánh với mức tăng 10,4% trong cả năm 2023. Điều này một phần được hỗ trợ bởi mức tăng 41% về lượng khách du lịch, lên tới 14,1 triệu lượt khách tính từ đầu năm cho đến tháng 10. Điều này là do sự gia tăng từ các nguồn khách du lịch hàng đầu bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, khu vực Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, so với sự bùng nổ trước giai đoạn dịch COVID vào năm 2019, dữ liệu về lượng khách du lịch đến vẫn tiếp tục giảm sút và có thể cần thêm một đến hai năm nữa để trở lại mức trước đại dịch.
Xét đến các yếu tố trên, UOB duy trì dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam ở mức 6,4%, với dự báo kết quả tăng trưởng quý IV/2024 đạt mức 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Đối với năm 2025, tổ chức này dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6,6%.
“Tuy nhiên, với việc Mỹ chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ Trump 2.0, khả năng căng thẳng thương mại toàn cầu và các rủi ro có thể sớm xuất hiện. Một rủi ro chính cần lưu ý là các hạn chế thương mại tiềm tàng đối với Việt Nam, vì thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ với Việt Nam đã tăng vọt hơn 2,5 lần từ 39,5 tỉ USD năm 2018 lên gần 105 tỉ USD năm 2023. Nhìn chung, thâm hụt thương mại của Mỹ với ASEAN đã tăng gần gấp đôi lên 200 tỉ USD năm 2023 từ mức dưới 100 tỉ USD năm 2018, với các diễn biến thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng thay đổi để ứng phó với các hạn chế được áp dụng trong nhiệm kỳ Trump 1.0”, Ngân hàng UOB nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi
Nhịp Cầu Đầu Tư
<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>