Dòng vốn vào thị trường phát triển vào ròng 45, 2 tỉ USD, trong khi vốn vào thị trường đang phát triển rút ròng 1 tỉ USD. Nguồn ảnh: Time.
Báo cáo chiến lược tháng 6/2024 của Công ty Chứng khoán SSI cho biết tính luôn con số vào ròng 44,2 tỉ USD của tháng 5, luỹ kế từ đầu năm đã có 175,7 tỉ USD vào quỹ cổ phiếu. Dòng vốn vào thị trường phát triển vào ròng 45, 2 tỉ USD, trong khi vốn vào thị trường đang phát triển rút ròng 1 tỉ USD.
Sau giai đoạn thận trọng trong tháng 4, dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu tích cực hơn xuyên suốt tháng 5 nhờ kết quả kinh doanh tích cực của các doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là nhóm công nghệ và động lực từ dòng tiền cá nhân.
Quỹ cổ phiếu thị trường phát triển thu hút dòng vốn vào ròng mạnh me, lên đến 45,2 tỉ USD. “Dòng tiền đã quay trở lại thị trường Mỹ trong tháng 5 nhờ lực đẩy từ các nhà đầu tư cá nhân và sự bùng nổ từ nhóm cổ phiếu nhỏ, bên cạnh nhóm Công nghệ.”, báo cáo của SSI cho biết. Tính trong 5 tháng đầu năm, các quỹ cổ phiếu thị trường phát triển ghi nhận vào ròng 127,1 tỉ USD.
Ở chiều ngược lại, thị trường đang phát triển chứng kiến dòng vốn bị rút ròng 1 tỉ USD, trong đó khu vực châu Á, trừ Nhật Bản, rút ròng 464 triệu USD. Trung Quốc ghi nhận kém tích cực khi bị rút ròng 4,4 tỉ USD, chủ yếu đến từ xu hướng rút vốn từ các quỹ ETF đa quốc gia. Ngược lại, thị trường Ấn Độ thu hút lớn dòng tiền trong tháng 5, tăng 2,6 tỉ USD, trước kỳ vọng về kết quả bầu cử. Các thị trường khác đều không quá nổi trội. Đáng chú ý, khu vực Đông Nam Á tiếp tục ghi nhận rút ròng tháng thứ 5 liên tiếp với giá trị 203 triệu USD.
Nguồn: Barclays, EPFR |
Tại Việt Nam, dòng vốn ngoại rút ròng kỉ lục 15,6 nghìn tỉ đồng trên sàn HOSE trong tháng 5/2024. Giá trị khớp lệnh ghi nhận gần 13,1 nghìn tỉ đồng, chỉ sau mức đỉnh 13,5 nghìn tỉ đồng vào tháng 3/2021. “Nếu ở giai đoạn trước, cường độ bán lớn của khối ngoại thường gây áp lực lên điểm số thị trường thì giai đoạn hiện tại dòng vốn từ nhà đầu tư cá nhân mới là động lực dẫn dắt chính.”, SSI nhận định. Ngoài ra, cường độ rút ròng đợt tháng 7/2023 đến nay cũng có phần dịu hơn giai đoạn tháng 2/2020 đến tháng 6/2021 nếu xét đến tỉ lệ giá trị bán ròng khớp lệnh so với vốn hoá bình quân, ở mức 0,11% so với 0,13%.
Dòng tiền tới các quỹ cổ phiếu trong ngắn hạn tích cực hơn nhờ hiệu ứng về chính sách tiền tệ (một số NHTW lớn trên thế giới sẽ cắt giảm lãi suất) và động lực từ nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, khảo sát từ Bank of America cho thấy mức độ thận trọng đáng kể từ các Quỹ đầu tư khi cân nhắc giải ngân vào thị trường Mỹ. Diễn biến dòng tiền trong quá khứ vào thị trường cổ phiếu Mỹ trước giai đoạn bầu cử cũng không quá tích cực (trừ năm 2004). Một điểm đáng lưu ý khác là khảo sát của BofA cho thấy tỉ trọng tiền mặt trong tháng 5 ở mức 4,0%, thấp hơn tháng 4 và đang ở ngưỡng “rủi ro đảo chiều”.
Nguồn: EPFR |
Với các quỹ còn lại, SSI cho biết quỹ trái phiếu vào ròng tháng thứ 17 liên tiếp, còn quỹ thị trường tiền tệ đảo chiều vào ròng mạnh trong tháng 5. Môi trường lãi suất cao giúp duy trì sức hút từ trái phiếu thị trường phát triển với mức giải ngân trong tháng 4 là 54,1 tỉ USD, góp phần đưa tổng vốn các quỹ trái phiếu thu hút được từ đầu năm đến nay là 252 tỉ USD. Trong khi đó, quỹ thị trường tiền tệ bật tăng và vào ròng 84,4 tỉ USD trong tháng này. Như vậy, ngoại trừ giai đoạn rút ròng trong tháng 3 và tháng 4 do ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ (mùa cao điểm quyết toán thuế), sức hút từ các quỹ thị trường tiền tệ vẫn duy trì kể từ tháng 9/2022. Tính chung 5 tháng đầu năm, quỹ thị trường tiền tệ vào ròng 169,7 tỉ USD.
Có thể bạn quan tâm:
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi
Nhịp Cầu Đầu Tư
<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>