Phụ nữ Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Lao động nữ tại Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn ở các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Ảnh: TL.

 
Lực lượng lao động nữ tại Việt Nam tuy chiếm tỉ trọng thấp hơn so với nam giới nhưng vẫn đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỉ lệ lao động nữ làm công ăn lương tăng từ 43% năm 2019 lên 50,4% năm 2022; trong đó, tỉ lệ nữ làm trong khu vực nông nghiệp giảm từ 35,9% năm 2019 xuống còn 26,9% năm 2022.  

 

Phụ nữ Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, sự gia tăng tỉ lệ nữ giới tham gia vào các ngành nghề và lĩnh vực kinh tế trọng điểm đã khẳng định sự đóng góp to lớn của phụ nữ vào sự phát triển của đất nước.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, số lượng lao động nữ tham gia vào các doanh nghiệp tại Việt Nam có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2015-2020. Trong đó, tỉ trọng lao động nữ trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng trong giai đoạn trên. 

Đáng chú ý, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản. Tổng tỉ trọng của các lĩnh vực này dao động từ 3,5% đến 4,5% trong tổng số lao động của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2015-2020, tỉ trọng này có xu hướng tăng dần. 

Lao động nữ tại Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn ở các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Nguồn: TCTKVN.
Lao động nữ tại Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn ở các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Nguồn: TCTKVN.

Sự tham gia của lao động nữ không chỉ mang lại giá trị kinh tế lớn mà còn thúc đẩy bình đẳng giới, tăng cường vai trò của phụ nữ trong xã hội. Dẫu vậy, báo cáo từ Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra rằng số lao động có việc làm là nam giới luôn cao hơn nữ giới ở hầu hết các vị trí (làm công ăn lương, chủ cơ sở, tự làm, xã viên hợp tác xã). Riêng đối với vị trí lao động gia đình không được trả lương, trả công, là việc làm có mức độ bị tổn thương cao nhất, số lao động nữ có việc làm cao gấp đôi số lao động nam. Năm 2022, có khoảng 3,6 triệu lao động gia đình là nữ, trong khi đó con số này ở nam giới chỉ là 1,8 triệu lao động. 

Riêng đối với vị trí lao động gia đình không được trả lương, trả công, là việc làm có mức độ bị tổn thương cao nhất, số lao động nữ có việc làm cao gấp đôi số lao động nam.
Đối với vị trí lao động gia đình không được trả lương, trả công, là việc làm có mức độ bị tổn thương cao nhất, số lao động nữ có việc làm cao gấp đôi số lao động nam.

Tính đến hết quý III/2024, lao động có việc làm ước tính là 51,6 triệu người, tăng 114,6 nghìn người so với quý trước và tăng 244,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, trong đó, có 46,7% là lao động nữ. 

Thu nhập bình quân của người lao động quý III/2024 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 176 nghìn đồng so với quý trước và tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, thu nhập bình quân của lao động nam là 8,7 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 6,5 triệu đồng/tháng. Khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ hiện nay khoảng 25,2%, trong khi đó, phân tích chỉ tiêu khoảng cách thu nhập theo giới năm 2022 cho thấy, thu nhập bình quân tháng của lao động nữ thấp hơn lao động nam 26,4%. Khoảng cách này ở khu vực nông thôn cao hơn đáng kể so với khu vực thành thị.

Có thể bạn quan tâm 

Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.


<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>

Rate this post
Scroll to Top
Contact