Nhịp rung lắc của thị trường sẽ tạo cơ hội tốt để tích lũy cổ phiếu

Hình ảnh tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE). Ảnh: TL.

 
Tín hiệu suy thoái ở các nền kinh tế lớn sẽ là yếu tố rủi ro cần được theo dõi sát.

Mùa kết quả kinh doanh quý II/2024 gần như kết thúc với tăng trưởng tổng lợi nhuận trên sàn HOSE tiếp tục tăng trưởng 23,1% so với cùng kỳ (tăng trưởng ở quý I/2024 là 4,8%) và tăng 17,5% so với quý trước (cao hơn tốc độ tăng trưởng 6,6% ở quý I).  

So với cùng kỳ, đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng mạnh nhất đến từ các ngành như bán lẻ, viễn thông, tài nguyên cơ bản, du lịch và giải trí. Các ngành tiêu biểu chậm lại tăng trưởng là dịch vụ tài chính, hàng & dịch vụ công nghiệp. Riêng nhóm bất động sản quay lại ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận dương (19,5%) sau khi giảm 63,6% trong quý trước. 

Mặc dù phân hóa trong từng ngành, Trung tâm Phân tích, Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết họ ghi nhận thấy sự tích cực như nhóm ngành có diễn biến mở rộng tăng trưởng so với quý I khá đồng đều là ngân hàng, hàng không, hóa chất và bán lẻ.  

 

Sự phục ở ngành bán lẻ khá rõ nét với tốc độ tăng trưởng cải thiện nhiều so với quý trước ghi nhận ở PNJ, MWG, trong khi FRT duy trì tốt được tăng trưởng. Với ngành thực phẩm tiêu dùng, sự cải thiện đáng kể ở các doanh nghiệp đầu ngành là SAB, MSN và VNM. 

Nhìn chung, so với quý I/2024, sự mở rộng tăng trưởng lợi nhuận là yếu tố hỗ trợ tốt cho thị trường chứng khoán, ở 2 điểm dòng tiền xoay vòng giữa các nhóm ngành và số lượng mã trụ cột dẫn dắt cho thị trường tăng lên, như diễn biến trong tháng 7 

Theo SSI Research, thị trường biến động mạnh hơn trong những phiên đầu tháng 8, khi xuất hiện các biến số rủi ro mới như lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái khi các dữ liệu về sản xuất và thị trường lao động được công bố suy yếu. Cùng với đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định nâng lãi suất cơ bản từ 0,1% lên 0,25%, tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán nước này. Các tài sản rủi ro, trong đó có cổ phiếu bị bán mạnh ở hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 

 

Với thị trường chứng khoán Việt Nam, một số chuyển biến về nền tảng cơ bản theo hướng tích cực có thể đã bị bỏ qua do yếu tố tâm lý chi phối bởi những rủi ro như tỉ giá giảm dần khi đồng USD quay lại suy yếu, xu hướng phục hồi lợi nhuận theo quý vẫn tốt và định giá thị trường ở mức 11,27 lần, P/E ước tính một năm sẽ về mức hấp dẫn hơn khi giá tiếp tục điều chỉnh.  

“Nếu tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì tích cực trong giai đoạn cuối năm sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng tiếp theo của doanh nghiệp niêm yết, là yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán về dài hạn. Tuy nhiên, tín hiệu suy thoái ở các nền kinh tế lớn sẽ là yếu tố rủi ro cần được theo dõi sát bởi sẽ đây cũng sẽ là yếu tố rủi cho quá trình phục hồi của Việt Nam”, SSI Research nhận định.  

Theo SSI Research, với các yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán bao gồm đà phục hồi tăng trưởng lợi nhuận và nền tảng định giá tốt, nhà đầu tư nên tìm kiếm cơ hội ở các ngành/cổ phiếu còn dư địa mở rộng định giá và có các yếu tố hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế trong nửa cuối năm. Trong đó, trọng tâm có thể là nhóm hàng tiêu dùng (thực phẩm, bán lẻ), nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp (các cổ phiếu cảng vận tải biển). Biến động thái quá do yếu tố tâm lý cũng sẽ tạo cơ hội tốt cho các nhóm cổ phiếu có lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt ổn định, cũng như các nhóm cổ phiếu có bảng cân đối mạnh. 

Có thể bạn quan tâm 

Dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu tiếp tục bùng nổ

Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.


<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>

Rate this post
Scroll to Top
Contact