Nhiều yếu tố tích cực tác động đến xu hướng thị trường

Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: Freepik.

 
Nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn các nhóm ngành có yếu tố tăng trưởng dài hạn và kết quả kinh doanh khả quan trong 2 quý đầu năm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có sự khởi đầu tháng 8 không mấy thuận lợi khi phải đối mặt với nhiều biến động bởi những sự kiện vĩ mô trong nước và thế giới.  

Đơn cử như phiên giao dịch 5/8, thị trường toàn cầu rung lắc mạnh khi chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, thông tin carry-trade khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất để đối phó khi đồng Yên suy yếu. Hay mới đây việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường vào ngày 2/8 cũng có ảnh hưởng đến tâm lý giới đầu tư trong nước.  

Vì lẽ đó, thị trường chứng khoán hiện tại gần như rơi vào trạng thái đi ngang để chờ đợi những triển vọng mới. 

 

Chia sẻ với NCĐT, ông Trần Quốc Toàn, Giám đốc Kinh doanh Hội sở, Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, kịch bản thị trường chứng khoán Việt Nam trong phần còn lại của năm 2024 vẫn mang màu sắc khá lạc quan.  

“Chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức nhưng khi bước qua thì sẽ là ‘phần thưởng’ và cơ hội cho chặng đường tăng trưởng mới với nhiều yếu tố được kỳ vọng”, ông Toàn nói.  

Vị chuyên gia này cũng đã chỉ ra những yếu tố tích cực có thể tác động đến xu hướng của thị trường trong thời gian tới.  

Đầu tiên, nền kinh tế đang hồi phục thật và quay trở lại đà tăng trưởng nhanh hơn nhờ vào tiêu dùng và du lịch có sự chuyển biến mạnh mẽ, các cỗ máy sản xuất cũng đang vào guồng trở lại khi PMI tăng mạnh lên 54,7 điểm, ngành sản xuất Việt Nam đang sôi động trở lại sau thời gian khó khăn trước đó.  

Thứ hai là về yếu tố tỉ giá. Ông Toàn đánh giá tỉ giá trong nước đang được kiểm soát tốt và ổn định trở lại, đồng thời dự báo sẽ hạ nhiệt vào nửa cuối năm nay khi FED có thể sẽ phải hạ lãi suất khoảng 2-3 lần khi các chỉ số về lạm phát đang đi theo hướng tốt hơn.  

 

Thêm vào đó, tăng trưởng chung của các doanh nghiệp đã cải thiện khá nhiều so với lợi nhuận chung của các ngành, dự báo tăng trung bình khoảng 15-20%. Đi kèm triển vọng nâng hạng thị trường Việt Nam đang dần bước vào những chặng đường cuối khi tiêu chí Pre-funding đang được quyết tâm xử lý hỗ trợ cho việc nâng hạng. Theo ước tính của World Bank, trong trường hợp được MSCI và FTSE Russell nâng hạng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có khả năng thu hút khoảng 25 tỉ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế.  

Theo ông Toàn, với bối cảnh hiện tại, thị trường có thể chưa có sự đảo chiều nhanh chóng cho xu hướng tăng mạnh trở lại và cần thêm thời gian tích lũy.  

Trong bối cảnh thị trường phân hóa mạnh, nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn các nhóm ngành có yếu tố tăng trưởng dài hạn và kết quả kinh doanh khả quan trong 2 quý đầu năm, để tránh phân bổ quá nhiều nguồn lực vào các nhóm ngành đã qua chu kỳ hoặc đã đi qua thời điểm vàng tăng trưởng. Nhà đầu tư cần nhận diện và đón đầu được các ngành duy trì tốc độ tăng trưởng tốt và hưởng lợi từ việc hồi phục kinh tế trong năm nay có thể kể đến một số ngành như: ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, đầu tư công và dệt may. 

“Thị trường hiện tại dù đã qua những đợt biến động mạnh, tuy nhiên để tránh việc bị động với những yếu tố bất ngờ của các thông tin không mong muốn, việc quản trị tỉ trọng danh mục đầu tư là ưu tiên hàng đầu, tránh việc sử dụng đòn bẩy quá mức. Nhà đầu tư cũng cần chú ý trong việc chọn lọc thông tin chính thống thay vì phong trào tung tin đồn gần đây, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và thị trường để tránh rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực”, ông Toàn chia sẻ.  

Có thể bạn quan tâm 

Dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu tiếp tục bùng nổ

Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.


<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>

Rate this post
Scroll to Top
Contact