Lộ trình tiến tới mục tiêu 100 tỉ USD của ngành bán dẫn Việt Nam

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đặt mục tiêu doanh thu 100 tỉ USD vào năm 2050. Ảnh: Báo Chính Phủ

 
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2050 theo lộ trình 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (2024 – 2030): Tận dụng lợi thế địa chính trị, nhân lực về công nghiệp bán dẫn, thu hút FDI có chọn lọc, phát triển trở thành một trong các trung tâm về nhân lực bán dẫn toàn cầu, hình thành năng lực cơ bản trong tất cả các công đoạn từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử của công nghiệp bán dẫn.

Giai đoạn 2 (2030 – 2040): Trở thành một trong các trung tâm về công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu; phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử kết hợp giữa tự cường và FDI.

Giai đoạn 3 (2040 – 2050): Trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử; làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử.

Chỉ tính riêng tới năm 2030, bên cạnh đào tạo 50.000 nhân lực cho ngành này, thì mục tiêu phát triển 100 doanh nghiệp thiết kế, 1 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn cũng là một thách thức lớn.

Theo dự báo của Gartner, ngành công nghiệp bán dẫn có doanh thu 620 tỉ USD vào năm 2024 và sẽ tăng mạnh lên 1.000 tỉ USD vào năm 2030. Với việc ban hành Chiến lược, Việt Nam đã bắt đầu đường đua tiến đến mục tiêu chinh phục thị trường 1.000 tỉ USD này.

Có thể bạn quan tâm:

Gojek rút lui, cuộc vui đã vãn?

Nguồn Báo Chính Phủ

Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.


<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>

Rate this post
Scroll to Top
Contact