Cụ thể, theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 của iPos.vn cả nước ghi nhận khoảng 304.700 cửa hàng, giảm tới 3,9% so cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, Có ít nhất 30.000 cửa hàng trên toàn quốc đã đóng cửa, cùng với số lượng mở mới có phần hạn chế.
Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo đó, TP.HCM đã giảm tới 5,97% số lượng cửa hàng trên toàn thành phố. Tại Hà Nội, số lượng cửa hàng đạt mức tăng trưởng nhẹ khoảng 0,1%. 6 tháng đầu năm thực sự là thời điểm khó khăn cho nền kinh tế nói chung, cũng như đối với ngành F&B nói riêng. Số lượng cửa hàng với tuổi thọ ngắn (dưới 3 tháng hoạt động) đang diễn ra nhiều hơn tại các thành phố lớn. Thời điểm này được coi là cuộc đại thanh lọc.
Đặc biệt là ngành kinh doanh cà-phê, thức uống phổ biến của người Việt Nam. Mặc dù mức giá từ 41.000 đến 71.000 đồng/ly trở nên phổ biến hơn, với sự tăng trưởng 11,5% về tỷ lệ người lựa chọn, nhưng các phân khúc cao cấp lại gặp khó khăn.
Người Việt chi tiêu cho đi cà-phê. Nguồn: iPos.vn. |
Tỷ lệ người chi tiêu trên 100.000 đồng/ly đã giảm mạnh từ 6% xuống còn 1,7%. Mức sẵn sàng chi tiêu giảm mạnh mẽ, báo động tới các thương hiệu ở phân khúc cao cấp như Starbucks Coffee, %Arabica, The Coffee Bean & Tea Leaf…
Đồng thời, người tiêu dùng cũng giảm tần suất đi cà phê do áp lực công việc tăng cao. Theo đó, có tới 41,7% người được hỏi chỉ thỉnh thoảng đi café, và 32,3% đi cà-phê với tần suất 1- 2 lần/tuần.
“Khi được hỏi lý do, phần đông đáp viên cho rằng, họ đang phải làm việc với cường độ lớn hơn do khó khăn của nền kinh tế và nội tại doanh nghiệp đang làm việc. Điều này cũng cho thấy, kinh tế khó khăn đã khiến người tiêu dùng phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong việc chi tiêu cho những dịch vụ không thiết yếu.”, báo cáo viết.
Tần suất đi cà-phê của người Việt đang giảm vì áp lực công việc và kinh tế khó khăn. Nguồn: iPos.vn. |
Khá thú vị là mặc dù số lượng cửa hàng đóng tính bằng con số chục nghìn nhưng tổng giá trị doanh thu ngành F&B gây bất ngờ với mốc 403,9 nghìn tỉ đồng, đạt 68,46% doanh thu của cả năm 2023.
Nguyên nhân một phần do lạm phát, với CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,75%. Bên cạnh đó, tổng số lượng giao dịch tăng trưởng đáng kể có thể tới từ việc các cửa hàng F&B trong thời gian vừa qua đã tích cực đưa ra nhiều các chương trình khuyến mãi để kích cầu, từ đó khách hàng ra quyết định mua hàng nhiều hơn. Đồng thời, người tiêu dùng tại Việt Nam đang có xu hướng tiêu dùng thông minh hơn.
Thay vì giảm chi tiêu cho ăn uống bên ngoài, nhiều thực khách cố gắng giữ tần suất đi ăn ngoài, nhưng có kế hoạch cụ thể hơn về chi tiêu. Theo khảo sát, các mức tần suất cao (3-4 lần/tuần, hàng ngày) đều gần như không thay đổi so với năm 2023. Đồng thời, nhóm khách hàng có tần suất 1-2 lần/tuần, có xu hướng tăng lên 4,1% so với năm trước. Nhìn chung, nhóm khách hàng trung thành vẫn duy trì thói quen ăn uống như trước đây, cho thấy sức hút của ngành F&B vẫn rất lớn.
“Yếu tố tiêu dùng có thể là một điểm nhấn tích cực, trong thời điểm đại thanh lọc của toàn bộ thị trường F&B tại Việt Nam.”, báo cáo viết.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi
Nhịp Cầu Đầu Tư
<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>