Cơ hội nâng sức cạnh tranh hàng Việt tại thị trường Mỹ

Mỹ có thể sẽ áp thuế chống bán phá giá nhiều hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Ảnh: TL.

 
Một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam có thể gia tăng sức cạnh tranh với hàng Trung Quốc khi xuất sang Mỹ.

Với kịch bản chính sách thương mại của ông Donald Trump sẽ tập trung nhắm vào việc kìm hãm tăng trưởng của Trung Quốc và các mặt hàng nhập khẩu cạnh tranh trực tiếp với ngành sản xuất của Mỹ, các tác động đến kinh tế Việt Nam sẽ có thể được bộc lộ ở nhiều góc độ trái chiều nhau. 

Nhiều tác động tích cực từ chính sách thương mại của ông Trump 

Ở chiều tích cực, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đã chỉ ra 4 tác động đến nền kinh tế Việt Nam. 

Đầu tiên, các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản có thể sẽ dịch chuyển thêm các công đoạn sản xuất sang Việt Nam. Đây đều là những đồng minh thân thiết của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đang chiếm khoảng hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. 

“Theo quan sát của chúng tôi, đa số các doanh nghiệp FDI lớn từ các quốc gia này vẫn đang nhập khẩu phần nhiều linh kiện (>50%) từ các cơ sở sản xuất bên Trung Quốc sang Việt Nam. Trong kịch bản ông Trump muốn làm chặt hơn vấn đề truy soát xuất xứ, các doanh nghiệp này có thể sẽ phải tiếp tục chuyển bớt các công đoạn sản xuất sang Việt Nam”, KBSV nhận định. 

 

Thứ hai, các tập đoàn đa quốc gia khác cũng có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam. Căng thẳng từ cuộc chiến thương mại tạo thêm động lực cho các công ty lớn chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm rủi ro. Trào lưu này có thể không mạnh như giai đoạn 2018-2022 với các ví dụ điển hình như Apple, Intel, Foxconn, Lego, Sumitomo Wiring Systems… nhưng vẫn là một xu hướng còn tiếp diễn. 

Thứ ba, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhóm doanh nghiệp FDI được kỳ vọng vẫn có cơ hội tăng trưởng. Các mặt hàng tiêu dùng điện tử, công nghệ cao, thiết bị dụng cụ vốn nằm ngoài phạm vi áp thuế trong chiến tranh thương mại 2018. Theo nghiên cứu của PIIE – Viện Kinh tế Quốc tế Hoa Kỳ, các mặt hàng này đã được ưu đãi về thuế trong cả nhiệm kỳ Trump (2018 – 2021) và Biden (2021 – 2024). 

Thứ tư, một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là dệt may, có thể gia tăng sức cạnh tranh với hàng Trung Quốc khi xuất sang Mỹ. Mặc dù Mỹ có thể áp dụng mức thuế suất từ 10% đến 20% lên hàng dệt may Việt Nam, tác động thực tế sẽ không quá lo ngại so với mức thuế hiện tại (8%-25%). Thậm chí, mức thuế 10-20% vẫn còn cạnh tranh hơn nhiều so với mức thuế 60% mà Trung Quốc phải đối mặt, vốn là một trong những đối thủ cạnh tranh chính của hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, yếu tố hưởng lợi này sẽ được san đều sang một số nước mạnh về gia công khác.

 

Vẫn còn đó những nỗi lo 

Bên cạnh những tác động tích cực, thì dưới thời của Tổng thống Trump, dự báo sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. 

Đầu tiên, hoạt động của nhóm FDI đến từ Trung Quốc (chiếm tỉ trọng khoảng 20- 30%) có thể sẽ chững lại. Điều này xảy ra khi căng thẳng thương mại gia tăng sẽ khiến các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động xuất khẩu sang Mỹ. Một hệ quả khác là dòng vốn FDI giải ngân mới từ Trung Quốc cũng có thể bị hạn chế. 

Thứ hai, Mỹ có thể sẽ áp thuế chống bán phá giá nhiều hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Trong bối cảnh thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam ngày càng lớn, đây là một rủi ro khá rõ nét. Hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp trong nước đối với các mặt hàng có dấu hiệu bị hàng Trung Quốc lách xuất xứ có thể bị ảnh hưởng. 

 

Thứ ba, rủi ro về tỉ giá gia tăng với xu hướng mạnh lên của đồng USD. Những biện pháp thuế quan đối với hàng nhập khẩu và chính sách hỗ trợ tài khóa sẽ khiến rủi ro lạm phát quay trở lại, và FED có thể sẽ thận trọng hơn với lộ trình cắt giảm suất, trong khi mức lợi suất trái phiếu của Chính phủ Mỹ tăng cao. Tất cả những yếu tố này đều sẽ củng cố đà tăng của đồng USD. Trong ngắn hạn, USD mạnh hơn sẽ làm tăng rủi ro giảm giá cho VND. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ở mức thấp khoảng 87 tỉ USD (gần bằng 3 tháng nhập khẩu), điều này sẽ gây nhiều khó khăn trong việc điều hành tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước.

“Về tổng thể, chúng tôi kỳ vọng những lợi ích của việc gia tăng xuất khẩu và dòng vốn FDI từ nhóm các quốc gia đồng minh của Mỹ (đặc biệt là Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản) sẽ bù đắp được mức sụt giảm của nhóm FDI đến từ Trung Quốc và các mặt hàng có dấu hiệu bị lách xuất xứ. Ngoài ra, chúng tôi đánh giá mức độ ảnh hưởng sẽ còn phụ thuộc nhiều vào chính sách ngoại giao và các biện pháp giúp kéo giảm thâm hụt thương mại song phương như việc xúc tiến ký kết mua khí LNG, mua máy bay từ các nhà sản xuất Mỹ của chính phủ”, KBSV nhận định.

Có thể bạn quan tâm 

Gần 7 triệu tỉ đồng được người dân gửi ở hệ thống ngân hàng

Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.


<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>

Rate this post

INTAGE VIETNAM LIMITED LIABILITY COMPANY

Business registration certificate No. 0312603388 Issued by the Department of Planning and Investment  of Ho Chi Minh City on December 2, 2013
45 Vo Thi Sau,Ward Da Kao,District 1,Ho Chi Minh City
Tel  : (+8428) 3820 5558
Email :contact@intage.com.vn
Contact