Sắc đỏ chiếm ưu thế ở sàn HOSE. Ảnh: Fiintrade.
Kết phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm hơn 14 điểm, lùi về vùng 1.231 điểm với 16.100 tỉ đồng được giao dịch ở HOSE. Độ rộng thị trường ở HOSE nghiêng hẳn về chiều tiêu cực với 284 mã giảm và 82 mã tăng. Nhóm cổ phiếu VN30 ghi nhận mức giảm mạnh nhất khi chỉ số này giảm hơn 17 điểm với 23 mã giảm. Giá trị giao dịch của nhóm này chiếm hơn 44% tổng giá trị giao dịch ở HOSE.
Xét về nhóm ngành, dữ liệu từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy, 16/18 nhóm ngành đều giảm điểm ở phiên giao dịch 14/11 này. Trong đó, ngân hàng, dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản là 3 nhóm giảm mạnh và đóng góp tiêu cực nhất đến diễn biến của thị trường chung.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất. Ảnh: VDSC. |
Với nhóm ngân hàng, trong số 27 cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết, có tới 21 cổ phiếu ngân hàng giảm giá, mức giảm chủ yếu dao động từ 1-2,6%, đà giảm của nhóm này đã tác động lớn đến thị trường.
Theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), tín hiệu đảo chiều giảm mạnh về cuối phiên, ngay liền sau 1 phiên hồi phục và tạo mẫu nến rút chân tích cực trước đó, cho thấy sự mất kiên nhẫn của bên nắm giữ. Khi kỳ vọng không được đáp ứng, áp lực phân phối đang gia tăng trở lại ngay cả tại các vùng giá thấp. Mặc dù nhịp hồi phục kỹ thuật có thể sẽ xuất hiện khi chỉ số đang về sâu trong vùng hỗ trợ gần và một số chỉ báo động lượng đã xuống đến vùng quá bán.
“VN-Index vẫn đang có rủi ro tiếp tục chịu chi phối bởi xu hướng giảm ngắn hạn và có thể hướng xuống vùng hỗ trợ sâu hơn. Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm, nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì 1 vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục”, KBSV nhận định.
Ở góc nhìn khác, Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho rằng xu hướng ngắn hạn VN-Index suy giảm dưới vùng kháng cự quanh 1.255 điểm, tương ứng giá trung bình 200 phiên hiện nay. Hỗ trợ gần nhất quanh 1.230 điểm, giá trung bình 200 tuần hiện nay, hỗ trợ mạnh tiếp theo là vùng hỗ trợ 1.200 điểm – 1.210 điểm tương ứng vùng giá cao nhất năm 2018 cũng như đường xu hướng nối các vùng giá thấp nhất tháng 4/2024 và 8/2024 đến nay. Xu hướng trung hạn VN-Index đang chuyển sang trạng thái tích lũy và chỉ cải thiện trở lại khi VN-Index vượt lên vùng kháng cự mạnh quanh 1.255 điểm, vùng giá cao nhất năm 2023.
Trong ngắn hạn, thị trường tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh đến từ VN30 khi kiểm tra lại vùng giá quanh 1.285 điểm. Tuy nhiên diễn biến thị trường cho thấy áp lực bán mạnh mở rộng qua nhiều mã, nhóm mã có tính chất đầu cơ. SHS cho rằng một phần nguyên nhân do áp lực bán mạnh của khối ngoại và tỉ lệ dư nợ magrin, cắt lỗ ngắn hạn ở các mã, nhóm mã này.
“Nhà đầu tư duy trì tỉ trọng hợp lý, các trường hợp tỉ trọng đầu cơ, dư nợ cao, cần quản trị rủi ro đối với các vị thế ngắn hạn. Tỉ trọng dưới mức trung bình có thể xem xét, chọn lọc giải ngân các mã cơ bản tốt, có quý III tăng trưởng tốt, kỳ vọng tiếp tục duy trì tăng trưởng trong cuối năm. Mục tiêu đầu tư hướng tới các mã cổ phiếu đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt”, SHS nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi
Nhịp Cầu Đầu Tư
<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>