Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,6 tỉ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh: TL.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 10 tháng là gần 136.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là hơn 1,3 triệu tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 815.600 lao động, tăng 1,9% về số doanh nghiệp, tăng 4,1% về vốn đăng ký và giảm 8,7% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 10 tháng đầu năm 2024, cả nước có hơn 202.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân một tháng có hơn 20.200 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới các tháng năm 2024. Đơn vị: Doanh nghiệp. (Nguồn: TCTKVN). |
Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 10 tháng năm 2024 đạt hơn 2,6 triệu tỉ đồng (giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2023) phản ánh tâm lý thận trọng của doanh nghiệp, trong việc tiếp tục bỏ vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như khó khăn của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng vẫn còn hiện hữu. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,6 tỉ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên vẫn thấp hơn các năm trong giai đoạn 2017 – 2022.
Cũng từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê, doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 – 10 tỉ đồng) với hơn 125.800 doanh nghiệp (chiếm 92,5% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2023), chủ yếu thuộc khu vực dịch vụ.
Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động 10 tháng năm 2024 của một số địa phương. Nguồn: TCTKVN. |
Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 có thể đạt 3,2% GDP. Mức lạm phát toàn cầu cũng được OECD và IMF dự báo sẽ giảm dần từ 6,8% năm 2023 xuống 5,9% – 5,8% năm 2024 và 4,5% năm 2025. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro đáng kể. Chính sách tài chính, tiền tệ nhìn chung vẫn thắt chặt ở nhiều quốc gia, tạo áp lực lên chi phí vay và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế. Xung đột địa chính trị, đặc biệt là tình hình căng thẳng ở Trung Đông đe dọa, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và thị trường năng lượng toàn cầu.
Trong nước, theo báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam ngày 18/10, Ngân hàng Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,8% (từ mức 6%). Các chuyên gia nhận định, mặc dù áp lực kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn vẫn có thể tồn tại, nhưng khả năng hoạt động của nền kinh tế đang tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường. Việc Chính phủ đang đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế có thể giúp duy trì lãi suất ở mức thấp trong thời gian tới và các động thái của FED cũng sẽ là yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến các quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải thích lý do ngân hàng chỉ bán vàng, không mua vào
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi
Nhịp Cầu Đầu Tư
<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>