KBSV cho rằng mặt bằng lãi suất huy động trong quý IV sẽ ổn định ở nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh. Ảnh: TL.
Tỉ giá trong tháng 9 giảm mạnh sau động thái hạ lãi suất của FED với mức 50 điểm cơ bản trong kỳ họp chính sách vừa qua. Cụ thể, sau kỳ họp tháng 9, chỉ số DXY đã giảm mạnh xuống quanh ngưỡng 100, cùng với đó là diễn biến cân bằng của cung cầu ngoại tệ đã giúp tỉ giá nhanh chóng hạ nhiệt từ mức nền cao.
Trong bối cảnh tỉ giá đã xuống cách xa ngưỡng bán can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, DXY khó có khả năng bật tăng mạnh, và giai đoạn cao điểm nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp đã qua, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng rủi ro tỉ giá trong quý IV đã được hạn chế.
Lạm phát trong nước hiện vẫn đang được giữ ở mức ổn định (bình quân 8 tháng 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với cùng kỳ). Với mức nền so sánh cao cùng kỳ (do ảnh hưởng của giá dầu, cùng các đợt tăng giá y tế, giáo dục của Chính phủ cuối năm 2023), KBSV cho rằng CPI bình quân cả năm 2024 sẽ ổn định dưới mức 4% so với cùng kỳ.
Bảng lãi suất được Fmarket tổng hợp tại ngày cập nhật. |
Với việc áp lực tỉ giá và lạm phát không còn đáng lo ngại, kết hợp với xu hướng duy trì chính sách nới lỏng của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm nhiều dư địa để duy trì mặt bằng lãi suất thấp nhằm hỗ trợ kinh tế hồi phục. Diễn biến vĩ mô thuận lợi hơn là yếu tố quan trọng để hỗ trợ cho xu hướng hồi phục chung của thị trường chứng khoán.
Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã giảm mạnh trong hơn 2 tháng trở lại đây nhờ các động thái hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước bao gồm 2 lần hạ lãi suất OMO và tiếp tục bơm ròng 68.000 tỉ qua thị trường mở trong tuần cuối cùng của quý III.
Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng đã có thời điểm về mức 3,2-4,6% (tuỳ kỳ hạn, giảm hơn 1% so với cuối tháng 8), trước khi hồi phục nhẹ vài phiên gần đây do nhu cầu cao dịp cuối quý. Điều này là minh chứng rõ nhất phản ánh việc Ngân hàng Nhà nước đã quay trở lại chính sách tiền tệ mang tính chất hỗ trợ nhờ áp lực tỉ giá hạ nhiệt trong khi áp lực lạm phát chưa đáng ngại.
“Chúng tôi cho rằng mặt bằng lãi suất liên ngân hàng sẽ được tái định ở mức thấp hơn nữa trong thời gian tới (dự kiến giảm thêm 0,5-1% đối với lãi suất qua đêm) như 1 biện pháp hỗ trợ duy trì mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế ở mức thấp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để đạt mục tiêu 15% đề ra (hiện ở mức 7,38% tính từ đầu năm đến nay tính đến 17/9)”, KBSV nhận định.
Mặt bằng lãi suất huy động dự báo sẽ ổn định ở vùng thấp nhờ việc Ngân hàng Nhà nước quay trở lại định hướng nới lỏng chính sách tiền tệ khi áp lực tỉ giá hạ nhiệt thông qua các biện pháp tăng thanh khoản, giảm mặt bằng lãi suất OMO. Cụ thể, KBSV cho rằng mặt bằng lãi suất huy động trong quý IV sẽ ổn định ở nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh, trong khi chỉ tăng nhẹ bình quân 30 điểm cơ bản ở nhóm ngân hàng thương mại tư nhân (mức tăng cao tập trung ở các ngân hàng có quy mô nhỏ để cân đối nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng cuối năm, cũng như giảm bớt áp lực tỉ lệ LDR).
Theo tổ chức này, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào giai đoạn lình xình, điều chỉnh trong quý II và nửa đầu quý III có nguyên nhân chính đến từ lo ngại áp lực tỉ giá tăng mạnh, kéo theo áp lực thắt chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước khiến mặt bằng lãi suất tăng phi mã (tương tự giai đoạn cuối 2022). Việc rủi ro này được loại bỏ sẽ là động lực quan trọng hỗ trợ thị trường quay trở lại xu hướng tăng giá trong quý IV.
Cụ thể, dù đã tăng nhẹ từ đáy cuối tháng 3, mặt bằng lãi suất vẫn vẫn đang giao động quanh mức thấp lịch sử và được dự báo sẽ chỉ tăng nhẹ trong 3 tháng cuối năm, từ đó hỗ trợ kích cầu tăng trưởng kinh tế, giảm chi phí vốn của doanh nghiệp và thúc đẩy dòng tiền đầu tư chảy vào kênh chứng khoán.
Có thể bạn quan tâm
Tỉ trọng giao dịch của khối ngoại đạt mức cao nhất kể từ tháng 4/2023
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi
Nhịp Cầu Đầu Tư
<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>