Robot có thể sử dụng ba cánh tay để hướng dẫn ba bộ phận của dàn nhạc một cách riêng biệt, điều mà một nhạc trưởng con người không thể làm được.
Robot gồm ba cánh tay riêng biệt cầm những chiếc gậy đã chỉ huy dàn nhạc Dresdner Sinfoniker, với các tác phẩm được sáng tác đặc biệt để phù hợp với khả năng của nó. Robot cũng được huấn luyện để nhận biết nhịp điệu và biểu thị cường độ âm nhạc, với khả năng di chuyển độc lập của từng cánh tay.
Khả năng này được thể hiện rõ nét trong buổi trình diễn tác phẩm “Semiconductor’s Masterpiece” của nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ piano Andreas Gundlach, được dàn nhạc Dresdner Sinfoniker đặt hàng sáng tác. Robot có thể sử dụng ba cánh tay để hướng dẫn ba bộ phận của dàn nhạc một cách riêng biệt, điều mà một nhạc trưởng con người không thể làm được.
Trong thế giới âm nhạc, robot và con người có thể cùng tồn tại và bổ sung cho nhau, chứ không phải cái này thay thế cái kia. |
Nhà soạn nhạc Gundlach chia sẻ rằng ý tưởng về robot này được lấy cảm hứng từ các nhà khoa học tại Đại học Kỹ thuật Dresden, những người phát triển “cobot”, tức robot cộng tác, không nhằm thay thế con người mà là để làm việc cùng con người. Quá trình phát triển và huấn luyện robot kéo dài hai năm, với sự hợp tác của Đại học Kỹ thuật Dresden.
Nhà soạn nhạc Gundlach cũng cho biết việc dạy robot thực hiện các động tác cần thiết để chỉ huy đã giúp ông nhận ra “con người là một tạo vật tuyệt vời như thế nào”. Cần có sự kiên nhẫn để dạy máy móc “thực hiện những chuyển động tay thẩm mỹ mà dàn nhạc có thể nắm bắt tốt”.
Ngoài ra, hai trong số ba cánh tay của robot cũng đã chỉ huy các nhạc công trong buổi ra mắt tác phẩm “#kreuzknoten” của Wieland Reissmann, một bản nhạc khác có sự kết hợp của các nhạc cụ được chơi đồng thời ở các nhịp độ khác nhau.
Cách đây hơn một năm, robot có hai tay linh hoạt do Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc thiết kế cũng ra mắt lần đầu tiên tại Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc, dẫn dắt các nhạc công trong dàn nhạc quốc gia của nước này.
Ông Choi Soo-yeoul, người dẫn dắt buổi biểu diễn tại Hàn Quốc cùng với robot cho biết: “Chuyển động của nhạc trưởng phải rất chi tiết. Robot có thể thực hiện các bước di chuyển chi tiết như vậy tốt hơn nhiều so với những gì tôi tưởng tượng. Nhưng điểm yếu nghiêm trọng của robot là nó không thể lắng nghe.”
Sau buổi biểu diễn, nhiều người thuộc giới chuyên môn nhận định rằng trong thế giới âm nhạc, robot và con người có thể cùng tồn tại và bổ sung cho nhau, chứ không phải cái này thay thế cái kia.
Có thể bạn quan tâm:
Google dần mất “ngôi vương” trên thị trường quảng cáo tìm kiếm
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi
Nhịp Cầu Đầu Tư
<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>