Chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp Việt Nam được cải thiện rõ rệt

Bà Nguyễn Hoài Thu, CFA, Tổng Giám đốc Khối Đầu tư Chứng khoán của VinaCapital.

 
Năm 2024, Chuyên gia của VinaCapital dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ ở mức 18,3%.

Tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi của toàn bộ thị trường (ngoại trừ năm 2020 do dịch COVID-19 và năm 2022, năm 2023 do khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản) đạt mức tăng trưởng khá cao, dao động từ 15-30%/năm. Năm 2024, chuyên gia của VinaCapital dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ ở mức 18,3%, có bao gồm lợi nhuận bất thường tại một số công ty lớn và nếu chỉ xét lợi nhuận cốt lõi thì mức tăng trưởng ở trong khoảng 11,3%, là một mức cũng rất hấp dẫn. 

Dự báo cho năm 2025 và 2026, VinaCapital đưa ra dự báo tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi của các doanh nghiệp tại Việt Nam lần lượt ở mức 23,2% và 20%. Nhìn chung, lợi nhuận của các doanh nghiệp đang được dự báo quay trở lại mức cao như với giai đoạn trước COVID-19. Đồng thời, mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng rất vượt trội so với khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ hay các thị trường trong khu vực Asean. 

Ngành bất động sản được dự báo tăng trưởng lợi nhuận rất cao. Nguồn: VinaCapital.
Ngành bất động sản được dự báo tăng trưởng lợi nhuận rất cao. Nguồn: VinaCapital.

Mức tăng trưởng kép EPS của Việt Nam dự phóng giai đoạn 2023-2025 đạt 17%, vượt trội hơn so với các nước trong khu vực. Điều này cho thấy sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam từ góc độ lợi nhuận doanh nghiệp. 

Năm 2025, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ đến từ tất cả nhóm ngành, khác với năm 2023 khi có những nhóm ngành được dự báo tăng trưởng lợi nhuận âm. Năm 2024 khi nhìn vào tất cả nhóm ngành của Việt Nam, VinaCapital dự báo mức tăng trưởng lợi nhuận sẽ nằm trong khoảng 12,5-25%, riêng ngành bất động sản được dự báo phục hồi mạnh mẽ hơn, vì những năm vừa qua họ đã rất khó khăn. Tính trên toàn thị trường, mức tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi của các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ là ở mức khoảng 23,2%. 

Nguồn: VinaCapital.
Nguồn: VinaCapital.

 “Yếu tố mà chúng tôi xem xét tới khi cân nhắc rằng lợi nhuận doanh nghiệp liệu có duy trì được mức tăng trưởng cao trong dài hạn hay không, là mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Tỉ lệ  ROE của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam cũng tăng trưởng khoảng 13-14% giai đoạn 2023-2024, năm 2025 và 2026 chúng tôi dự báo mức này sẽ quay trở lại mức trung bình dài hạn của Việt Nam ở quanh 16%”, bà Nguyễn Hoài Thu, CFA, Tổng Giám đốc Khối Đầu tư Chứng khoán của VinaCapital nhận định. 

ROE của Việt Nam dự báo trong năm 2025 cũng cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực Asean và đồng pha với các nước như Ấn Độ hay Đài Loan, là những nước được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. 

Theo chuyên gia của VinaCapital, chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp, cùng mức độ khỏe mạnh về tài chính thể hiện qua mức nợ ròng/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp sẽ là những yếu tố mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi cân nhắc đầu tư vào Việt Nam. 

Nguồn: VinaCapital.
Nguồn: VinaCapital.

Theo chia sẻ của bà Thu, bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam khá lành mạnh khi tỉ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp vẫn ở dưới mức 22,5%, trong khi mức này trong khu vực ở trong khoảng 50-100%. Trong nửa đầu năm 2024, tỉ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp phi tài chính ở mức 24,5%, tương đối an toàn và thấp hơn giai đoạn 2015-2017. 

Đối với hoạt động kinh doanh, một cơ cấu vốn hợp lý giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí vốn, tăng khả năng sinh lời, giảm rủi ro tài chính và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Nếu sử dụng quá nhiều nợ, doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán, trong khi vốn chủ sở hữu lớn hơn giúp tăng tính ổn định. Cơ cấu vốn cân đối còn giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn mới, hỗ trợ cho các kế hoạch mở rộng và tăng trưởng bền vững. Nhìn lại thị trường Việt Nam, số liệu từ VinaCapital cho thấy các doanh nghiệp đang có bảng cân đối kế toán khá lành mạnh cùng chất lượng lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện. Theo đó, có nhiều cơ sở để kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ sớm trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm 

FDI bước vào chu kỳ “cần chất hơn lượng”

Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.


<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>

Rate this post
Scroll to Top
Contact