Quỹ cổ phiếu toàn cầu thận trọng hơn trong tháng 8

Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL.

 
Trạng thái tâm lý đầu tư đã cải thiện hơn trong nửa cuối tháng 8 nhờ kết quả kinh doanh quý II khả quan và thông điệp nới lỏng từ FED.

Báo cáo của Trung tâm Phân tích, Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy, các rủi ro về chính trị, suy thoái hay việc Ngân hàng Trung ương Nhật tăng lãi suất đã khiến cho thị trường cổ phiếu biến động mạnh vào cuối tháng 7 – đầu tháng 8 và dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu phần nào thận trọng hơn và chỉ vào ròng 40,7 tỉ USD, bằng một nửa so với tháng 7. Trạng thái tâm lý đầu tư đã cải thiện hơn trong nửa cuối tháng 8 nhờ kết quả kinh doanh quý II khả quan và thông điệp nới lỏng từ FED. 

Cũng từ số liệu của SSI Research cho thấy, biến động mạnh trong tháng 8 giúp cho dòng tiền vào quỹ thị trường tiền tệ tăng mạnh (+162 tỉ USD), mức cao nhất kể từ tháng 11/2023. Tuy nhiên, xu hướng này dự kiến sẽ không kéo dài khi FED bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tháng 9 tới đây.

(Theo báo cáo của SSI Research).
(Theo báo cáo của SSI Research).

Theo SSI Research, dòng vốn vào quỹ trái phiếu tiếp tục vào ròng 53,6 tỉ USD và rủi ro về suy thoái là yếu tố giúp nhà đầu tư tiếp tục phân bổ tỉ trọng vào các quỹ trái phiếu. 

Tính chung trong 8 tháng năm 2024, dòng tiền vào các tài sản tài chính đều duy trì nhịp độ vào ròng tích cực, với giá trị đạt 373 tỉ USD cho quỹ cổ phiếu, 420 tỉ USD cho quỹ trái phiếu và 447 tỉ USD cho quỹ thị trường tiền tệ. Tỉ trọng phân bổ cổ phiếu và trái phiếu đang khá cân bằng, nhằm chuẩn bị cho cả hai kịch bản suy thoái hay kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm”. Nhìn chung, tâm lý đầu tư đã bắt đầu ở trạng thái thận trọng hơn, và khảo sát từ Bank of America cho thấy tâm lý lạc quan ở các nhà quản lỹ quỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng qua và tỉ trọng tiền mặt đã tăng nhẹ lên 4,3%, từ mức 4% của tháng 6. 

Trong khi đó, tháng 8, dòng vốn vào thị trường phát triển  không có nhiều sự khác biệt so với thị trường đang phát triển. 

 

Cụ thể, dòng vốn vào quỹ cổ phiếu thị trường phát triển vào ròng 25,4 tỉ USD, giảm mạnh từ mức 83 tỉ ghi nhận trong tháng 7. Tính chung 8 tháng, dòng vốn giải ngân 273 tỉ USD vào quỹ thị trường phát triển. Dòng tiền tiếp tục tìm đến thị trường Mỹ tăng 15,6 tỉ USD và 224 tỉ USD cho 8 tháng đầu năm 2024, và xu hướng dịch chuyển sang các lĩnh vực khác ngoài nhóm công nghệ tiếp tục duy trì nhờ kết quả kinh doanh tích cực trong quý II.   

Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường đang phát triển tương đối tích cực nhờ đồng USD suy yếu, đạt 15,3 tỉ USD trong tháng 8, hạ nhiệt so với tháng 7 nhưng vẫn tích cực hơn so với các tháng trước đó. Phần lớn dòng tiền là từ các quỹ ETF phân bổ vào thị trường Trung Quốc (+ 15,5 tỉ USD) và chủ yếu đến từ nhà đầu tư trong nước. Thị trường Ấn Độ vẫn ghi nhận vào ròng tháng thứ 17 liên tiếp nhưng tốc độ đã hạ nhiệt. Đáng chú ý, dòng tiền đã bắt đầu quay trở lại khu vực Đông Nam Á, với điểm sáng ở Malaysia (+11,6 triệu USD) và Indonesia (3,5 triệu USD). 

Tháng 9 thường là tháng biến động mạnh trên thị trường cổ phiếu, cũng như FED sẽ hạ lãi suất lần đầu tiên trong kỳ họp tới đây, dòng vốn vào các quỹ cổ phiếu nhiều khả năng sẽ tiếp tục thận trọng, đặc biệt là trước những dữ liệu kém tích cực về kinh tế hay thị trường lao động. Điểm sáng là dòng tiền có khả năng sẽ luân chuyển sang các thị trường khác với định giá hấp dẫn hơn. 

Có thể bạn quan tâm 

Yếu tố nào đang hỗ trợ xu hướng của thị trường chứng khoán?

Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.


<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>

Rate this post
Scroll to Top
Contact