Doanh nghiệp hàng tiêu dùng muốn chia cổ tức tiền mặt tỉ lệ 168%

Người tiêu dùng Nhật dùng thử tương ớt CHIN – SU Sriracha.

 
Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan công bố phương án chia cổ tức năm 2023 bổ sung.

Cụ thể, mức chia cổ tức dự kiến bằng tiền với tỷ lệ chi trả 168% (1 cổ phiếu được nhận 16.800 đồng). Theo thông tin công bố, việc chi trả khoản cổ tức 2023 bổ sung này có thể được thực hiện thành một hoặc nhiều đợt, được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông. Theo đó, cổ phiếu MCH của Masan Consumer Corporation (MSC) có giá đóng cửa tại ngày 29/8 là 204.800 đồng/cổ phiếu. Với mức chia cổ tức dự kiến này, lợi suất cổ tức trên giá cổ phiếu là vào khoảng 8,2%, cao hơn lãi tiền gửi ở nhiều ngân hàng.

Bên cạnh đó, theo báo cáo mới nhất của chứng khoán HSC, tổ chức này nâng định giá cổ phiếu MCH lên mức 251.100 đồng, tương ứng với mức sinh lời khoảng 22,5% so với giá đóng cửa tại ngày 29/8 là 204.800 đồng/cổ phiếu. Đơn vị này dự báo lợi nhuận ròng CAGR trong giai đoạn 3 năm 2023-2026 của MSC là 10%. Giá cổ phiếu tăng 50% trong 3 tháng qua, P/E năm 2025 của MCH là 17,5 lần, vẫn thấp hơn 23% so với mức trung bình của các công ty cùng ngành trong khu vực là 22,7 lần. 

Xuất phát điểm và ngành hàng trụ cột của Masan Consumer Corporation (MSC) là gia vị, cho đến nay, doanh nghiệp đã tham gia vào 8 ngành hàng tiêu dùng chính tại Việt Nam và sở hữu 5 thương hiệu đạt trên 2.000 tỷ đồng doanh thu là CHIN-SU, KOKOMI, OMACHI, Nam Ngư và Wakeup 247.

Theo Kantar, hơn 98% hộ gia đình Việt Nam sở hữu ít nhất một sản phẩm của Masan Consumer. Theo báo cáo của HSC, CHIN-SU, Nam Ngư là những thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất ở khu vực thành thị; trong khi đó ở khu vực nông thôn là 4 thương hiệu: Nam Ngư, CHIN-SU, KOKOMI và Tam Thái Tử. 

Theo báo cáo mới nhất, Masan Consumer tiếp tục nối dài đà tăng trưởng kỷ lục năm 2023 với kết quả kinh doanh ghi nhận tích cực trong quý thứ hai của năm nay. Doanh thu của MSC ghi nhận mức tăng trưởng 14% và tiếp tục duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức cao là 46,3%. Trong quý II/2024, ngành hàng Thực phẩm tiện lợi, Đồ uống và Cà phê dẫn đầu “đường đua” tăng trưởng, ghi nhận mức tăng lần lượt là 20,7%, 17,6% và 16% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, chiến lược Go Global của doanh nghiệp này cũng đạt những con số tích cực với doanh thu xuất khẩu tiếp tục đà tăng trưởng, đạt mức tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đà tăng trưởng của MSC được duy trì nhờ vào các thương hiệu mạnh mà doanh nghiệp này sở hữu như CHIN-SU, KOKOMI, OMACHI, WakeUp 247, Nam Ngư và động thái tăng tốc chiến lược cao cấp hóa giúp có mức giá bán cao trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu thô thấp hơn ở ngành hàng Thực phẩm tiện lợi.

Kể từ năm 2017 đến năm 2023, Masan Consumer tăng trưởng với tốc độ gấp 2,2x tốc độ thị trường chung. Theo một báo cáo mới đây của HSBC, Masan Consumer có tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng doanh thu ổn định và vượt xa đáng kể so với các công ty cùng ngành trong lĩnh vực FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực. 

Năm 2023, Công ty thiết lập mức lợi nhuận kỷ lục mới khi ghi nhận mức lãi sau thuế 7.195 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với năm 2022. EPS năm 2023 đạt 9.888 đồng/cp, tăng mạnh so với EPS năm 2022 là 7.612 đồng/cp. Bên cạnh đó, xét về tiêu chí tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp, trong 5 năm qua MSC đạt trung bình 32,9% cao hơn hầu hết các công ty khác trong bộ chỉ số VN30.

Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.


<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>

Rate this post
Scroll to Top
Contact