Quý II/2024, có 74,2% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới tăng và không đổi so với quý I/2024. Ảnh: TL.
Tổng cục Thống kê cho biết, điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh hằng quý bao gồm 6.335 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 6.398 doanh nghiệp ngành xây dựng được chọn mẫu điều tra, đại diện cho toàn ngành chế biến, chế tạo và xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đối với ngành xây dựng, kết quả từ Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng quý II năm 2024 và dự báo quý III năm 2024 cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng quý II/2024 tốt hơn quý I/2024.
Các yếu tố thường ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng quý II và quý III/2024. Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam. |
Cụ thể, 26,4% doanh nghiệp nhận định thuận lợi hơn; 42,9% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định và 30,7% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn. Dự báo quý III/2024 so với quý II/2024, các doanh nghiệp xây dựng nhận định tốt lên với 28,8% doanh nghiệp dự báo thuận lợi hơn; 43,1% nhận định giữ ổn định và 28,1% dự báo khó khăn hơn.
Cũng từ số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, quý II/2024, có 74,2% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới tăng và không đổi so với quý I/2024 (24,1% doanh nghiệp nhận định tăng; 50,1% doanh nghiệp nhận định không đổi); có 25,8% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới giảm.
Dự báo quý III/2024, các doanh nghiệp nhận định hợp đồng xây dựng mới nhiều hơn quý II/2024 với 81,1% doanh nghiệp nhận định tăng và không đổi (30,1% doanh nghiệp nhận định tăng; 51,0% doanh nghiệp nhận định không thay đổi); 18,9% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới giảm.
Hai yếu tố thường ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng là “giá nguyên vật liệu tăng cao” và “không có hợp đồng xây dựng mới”.
Theo khảo sát trong quý II/2024, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố “giá nguyên vật liệu tăng cao” với 47,1% số doanh nghiệp; yếu tố “không có hợp đồng xây dựng mới” với 46,9% số doanh nghiệp. Dự báo trong quý III/2024, các doanh nghiệp cho rằng yếu tố “giá nguyên vật liệu tăng cao” ảnh hưởng nhiều nhất với 46,5% doanh nghiệp, yếu tố “không có hợp đồng xây dựng mới” với 41,6% doanh nghiệp.
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp xây dựng kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong đó, có 44,8% doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ về nguyên vật liệu như đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá nguyên vật liệu; 43,5% doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ về vốn cho sản xuất kinh doanh như được vay vốn ưu đãi, thủ tục vay vốn thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm lãi suất cho vay.
Bên cạnh đó, 39,4% doanh nghiệp đề nghị thông tin đấu thầu cần công khai, minh bạch; 32,7% doanh nghiệp đề nghị tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính và 27,0% doanh nghiệp đề nghị được bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để đảm bảo thời gian thi công đúng hợp đồng đã ký kết.
Cuối cùng, 24,8% doanh nghiệp đề nghị phải có chế tài xử phạt các chủ đầu tư chậm thanh quyết toán nợ đọng xây dựng cơ bản để doanh nghiệp xây dựng quay vòng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm
Đầu tư từ Đài Loan tiếp sức cho ngành công nghiệp công nghệ cao Việt Nam
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi
Nhịp Cầu Đầu Tư
<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>