Thanh khoản thị trường mất hút

Dòng tiền trên thị trường tiếp tục phân hóa, thanh khoản ở mức thấp. Ảnh: Fiintrade.

 
Những phiên giao dịch gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam ở trong trạng thái khá “buồn ngủ” khi thanh khoản thị trường liên tục xuống thấp.

Phiên giao dịch 30/7, thị trường diễn biến trong biên độ khá lớn khi VN-Index có thời điểm giảm hơn 10 điểm, cùng sắc đỏ mạnh. Đến cuối phiên, lực cầu tham gia tích cực giúp thị trường phục hồi, VN-Index đóng cửa giảm hơn 1,5 điểm với cây nến rút chân dài.  

Độ rộng sàn HOSE nghiêng về bên bán với 267 mã giảm trong khi chỉ có 154 mã tăng, giá trị giao dịch của sàn HOSE chỉ đạt hơn 13.700 tỉ đồng, tiếp tục dưới mức trung bình 20 phiên. Trong đó, nhóm VN30 đã chiếm gần 1/2 giá trị giao dịch trên sàn HOSE. Dòng tiền trên thị trường tiếp tục thể hiện sự phân hóa mạnh khi các cổ phiếu luân phiên nhau hút tiền. Nhóm VN30 có 16 mã giảm và 11 mã tăng, đóng cửa trái chiều với VN-Index khi tăng hơn 2 điểm.  

Diễn biến của các nhóm ngành ở phiên 30/7. Ảnh: VDSC.
Diễn biến của các nhóm ngành ở phiên 30/7. Ảnh: VDSC.

Xét về nhóm ngành, dữ liệu từ bảng giá của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy, 13/18 nhóm ngành ghi nhận giảm điểm ở phiên 30/7, trong đó dịch vụ tài chính, hóa chất và công nghệ thông tin là 3 nhóm giảm mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, ngân hàng, bán lẻ, du lịch giải trí là 3 nhóm tác động tích cực nhất đến thị trường chung.  

Trong bối các doanh nghiệp lớn dần công bố báo cáo tài chính quý II/2024 vào cuối tháng 7, Agriseco Research cho rằng thanh khoản sẽ nhanh chóng hồi phục và VN-Index có thể sớm xác định được xu hướng sau khi kiểm định lại vùng 1.250 điểm. Tổ chức này khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu, có thể gia tăng tỉ trọng trở lại tại các nhịp điều chỉnh với nhóm ngân hàng và nhóm VN30, tập trung các cổ phiếu đầu ngành khi thị giá đã chiết khấu sâu đồng thời chỉ báo RSI lùi về vùng quá bán. 

 

Trong khi đó, nhìn ở bối cảnh vĩ mô, Công ty Chứng khoán VNDirect  kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2024 nhờ hoạt động sản xuất cải thiện, triển vọng xuất khẩu tích cực và chính sách tài khóa mở rộng. Trong khi đó, các thách thức kinh tế như lạm phát và áp lực tỉ giá có thể dần hạ nhiệt vào cuối năm nay.  

Nền tảng kinh tế vĩ mô và thị trường vẫn hỗ trợ cho một cách tiếp cận chủ động và chấp nhận rủi ro trong nửa cuối năm 2024. So với các kênh đầu tư khác, VNDirect đánh giá triển vọng cổ phiếu vẫn khá tích cực. Mặc dù đà tăng của chỉ số chung có thể bị hạn chế do đợt tăng mạnh trước đó vào nửa đầu năm 2024, nhưng thị trường vẫn chứa đựng một số cơ hội đầu tư nổi bật trong một số ngành.  

VNDirect đánh giá triển vọng các kênh tài sản dưới góc nhìn vĩ mô và sự kiện
VNDirect đánh giá triển vọng các kênh tài sản dưới góc nhìn vĩ mô và sự kiện. 

Trong khi đó, vàng miếng có thể mất đi sức hấp dẫn khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hành động mạnh mẽ để quản lý kênh đầu tư này. Tiền gửi sẽ vẫn là lựa chọn của phần lớn các nhà đầu tư không chuyên, đặc biệt khi lãi suất có xu hướng tăng dù ở mức độ vừa phải. Còn thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản đang bước vào giai đoạn phục hồi ban đầu và sẽ cần những cách tiếp cận chuyên nghiệp và đầu tư dài hạn.  

Có thể bạn quan tâm 

Trà sữa Index

Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.


<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>

Rate this post
Scroll to Top
Contact