Việc bùng nổ trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ là không thể tránh khỏi. Ảnh: Nikkei Asia.
Theo báo cáo mới nhất từ ngành, Ấn Độ đang vượt qua Nhật Bản, Singapore và Hong Kong để trở thành quốc gia hàng đầu về đầu tư vào trung tâm dữ liệu. Xu hướng này được thúc đẩy bởi các cam kết tài chính lớn từ các Tập đoàn toàn cầu như Amazon và các Tập đoàn trong nước như Reliance Industries.
Việc bùng nổ trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ là không thể tránh khỏi. Theo các nhà phân tích, điều này xuất phát từ việc dân số của quốc gia này đang ngày càng sử dụng nhiều các dịch vụ thanh toán, thương mại điện tử và dịch vụ kỹ thuật số khác qua internet ngày một nhiều hơn. Ngoài ra, việc các công ty công nghệ mở văn phòng tại Ấn Độ cũng góp phần thúc đẩy xu hướng này, nhờ vào nguồn nhân lực lớn sẵn có.
Theo một nghiên cứu của công ty bất động sản và đầu tư CBRE, Ấn Độ dự kiến tăng thêm 850 megawatt (MW) công suất mới trong 3 năm tới, gần gấp đôi con số 950 MW vào cuối năm ngoái. Với con số này, Ấn Độ sẽ vượt qua các đối thủ khu vực như Hàn Quốc (dự kiến bổ sung 495 MW), Nhật Bản (407 MW) và Australia (314 MW), chỉ sau Trung Quốc, quốc gia đang dẫn đầu ngành.
Các công ty vận hành trung tâm dữ liệu đang đẩy mạnh mở rộng hoạt động để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao. Amazon Web Services, công ty đã cam kết đầu tư 12,7 tỉ USD vào mảng điện toán của mình ở Ấn Độ đến năm 2030, hiện đang vận hành các trung tâm dữ liệu tại Mumbai, thủ đô tài chính của quốc gia và Hyderabad, một thành phố ở miền Nam.
ST Telemedia Global Data Centres, có trụ sở tại Singapore, cũng đã đầu tư khoảng 900 triệu USD vào Ấn Độ từ nay đến năm 2033. Công ty này ký kết các thỏa thuận với các bang Tamil Nadu, Karnataka và Uttar Pradesh của Ấn Độ trong vài năm qua. Hiện tại, ST Telemedia Global Data Centres đã có hơn 300 MW tại 28 cơ sở trong 10 thành phố của Ấn Độ.
Trong khi đó, Colt Data Centre Services Holdings (Anh) công bố kế hoạch mở thêm một trung tâm dữ liệu tại Chennai vào năm 2027 với công suất tối thiểu 70 MW.
Các công ty hàng đầu của Ấn Độ như Adani Group và Reliance Industries cũng tham gia cuộc chơi này. AdaniConneX, một liên doanh giữa Adani Enterprises và EdgeConneX, đã huy động được 1,44 tỉ USD từ các nhà đầu tư để xây dựng hai trung tâm dữ liệu mới ở Chennai và Mumbai với tổng công suất 67 MW. Mục tiêu của công ty này là xây dựng 1 GW công suất vào năm 2030 với tổng vốn đầu tư là 5 tỉ USD. Reliance Industries cũng thành lập một liên doanh với Brookfield vào tháng 7 năm ngoái, với việc đầu tư 122 triệu USD vào lĩnh vực này.
Nhu cầu sử dụng dữ liệu đang tăng lên toàn cầu, nhất là ở Ấn Độ với dân số đông đúc và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia đã tăng 8,4% trong quý IV/2023, và chính phủ dự kiến nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn 8% trong quý I/2024.
Theo ông Anshuman Magazine, Giám đốc Điều hành cấp cao tại CBRE Ấn Độ, các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các công ty dịch vụ tài chính khác được xem là những động lực chính cho việc xây dựng các trung tâm dữ liệu mới tại Ấn Độ. Ông cũng cho biết rằng các công ty kỹ thuật và sản xuất, cùng với các công ty công nghệ, có khả năng thiết lập các trung tâm dữ liệu riêng cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển.
Ngoài ra, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy hầu hết mọi doanh nghiệp, từ ngân hàng đến các công ty hàng tiêu dùng, số hóa, làm tăng thêm nhu cầu về các trung tâm dữ liệu địa phương. Công ty tư vấn Bain & Company ước tính Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế internet tiêu dùng trị giá 1 nghìn tỉ USD vào cuối thập kỷ này.
Có thể bạn quan tâm:
Starbucks đối diện với cuộc chiến giá cả tại Trung Quốc
Nguồn Nikkei Asia
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi
Nhịp Cầu Đầu Tư
<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>