Tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán?

Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: NCĐT.

 
Tiền gửi tiết kiệm và đầu tư là hai lớp tài sản khác nhau và có những “sứ mệnh” riêng trong tháp tài sản của mỗi cá nhân.

Sẽ rất khập khiễng khi đặt những con số về hai kênh này lên bàn cân, nhưng nếu vừa tiết kiệm, vừa đầu tư thì chặng đường đi đến mục tiêu tài chính của bạn sẽ được hỗ trợ đáng kể.

“Ngoài tiết kiệm thì mình vẫn chưa biết đầu tư gì. Chứng khoán thì biến động, bất động sản thì mình chưa có đủ vốn, vàng thì rủi ro trong cất giữ” là chia sẻ của chị Thu Nguyệt (29 tuổi ở TP. HCM).  

 

Có lẽ chị Nguyệt không phải là trường hợp hiếm gặp ở thị trường Việt Nam khi lượng tiền gửi ở hệ thống ngân hàng vẫn ở mức cao bất chấp mặt bằng lãi suất chỉ quanh mức 5%/năm. Số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tại thời điểm cuối tháng 7/2024, đã có hơn 6,83 triệu tỉ đồng được người dân gửi ở các tổ chức tín dụng, tăng 4,68% so với thời điểm cuối năm 2023. Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2024, người dân đã đem hàng trăm ngàn tỉ đồng gửi thêm vào các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là các ngân hàng.

Về mặt lý thuyết, kênh đầu tư chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn với mức sinh lời bình quân từ 10-15%/năm. Đây cũng được xem là “kênh đầu tư quốc dân” khi không có rào cản về vốn, giao dịch dễ dàng và mức sinh lời hấp dẫn. Tuy nhiên, thực tế lại rất phũ phàng khi cộng đồng đầu tư vẫn thường nhắc với nhau rằng “95% nhà đầu tư giao dịch thường xuyên trên thị trường chứng khoán được ghi nhận là thua lỗ”.

Việc đầu tư ra sao để có được mức sinh lời hấp dẫn và quản trị tốt rủi ro luôn là điều mà rất nhiều nhà đầu tư trăn trở. Như trường hợp của chị Thanh Hà (30 tuổi) ở TP. HCM, kiểm toán nội bộ của một tập đoàn lớn trên địa bàn thành phố. Chị đã thu được khoản lãi hơn 35% vào năm 2021, những tưởng với nền tảng tài chính vững chắc thì chị Hà sẽ có mức sinh lời tốt ở thị trường, nhưng năm 2022 đã khiến tài sản của chị giảm hơn 50%. “Chị sợ chứng khoán rồi, giờ chị chỉ có gửi tiết kiệm hoặc mua nhà cho thuê thôi”, chị Hà chia sẻ. 

Không chỉ chị Nguyệt, chị Hà mà ngay cả những nhà đầu tư làm việc trong lĩnh vực chứng khoán cũng không dưới vài lần trải qua những “mất mát” khi thị trường giảm điểm.

 

Ông Bùi Tấn Trà, Phó Giám đốc Kênh phân phối đối tác của Dragon Capital cho hay, khi thu nhập bắt đầu tăng lên, nhu cầu tài chính cá nhân cũng tăng lên tương ứng. Người dân không chỉ dừng ở các kênh truyền thống như tiết kiệm mà bắt đầu phân bổ vào các kênh đầu tư khác như chứng khoán để thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng và hướng đến đạt được mục tiêu tài chính dài hạn. Tuy nhiên, do nhiều rào cản về kiến thức, kinh nghiệm cũng như khả năng quản trị tâm lý nên tỉ lệ nhà đầu tư thua lỗ vẫn ở mức cao.
 
Theo đại diện của Dragon Capital, đầu tư tài chính không phải là một công việc đơn giản mà đòi hỏi rất nhiều thời gian, năng lực chuyên môn, kiến thức thị trường, và nhất là tư duy và chiến lược đầu tư phù hợp. Ngoài ra có một số loại hình đầu tư như đầu tư trái phiếu Chính phủ, đầu tư vào bộ chỉ số thì nhà đầu tư gần như không thể tự thực hiện được. Do đó nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ nhờ được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố chuyên môn, trong đó nổi bật là khả năng quản trị rủi ro.

Nhìn ở góc độ quản lý, để nhận diện, phòng tránh rủi ro khi đầu tư trên thị trường chứng khoán, Chuyên gia của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) khuyến cáo nhà đầu tư cần nắm rõ quy định pháp luật trong ngành chứng khoán, thực hiện các giải pháp kiểm soát rủi ro, phòng tránh khả năng bị mất thanh khoản. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đang đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đến nhà đầu tư và mới đây nhất là chuỗi hội thảo kết hợp cùng Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam.  

Trên thực tế ở thị trường chứng khoán Việt Nam, các quỹ đầu tư đang cho thấy những kết quả hoạt động rất tốt. 9 tháng đầu năm 2024, có 38/61 quỹ đầu tư cổ phiếu được thống kê trên hệ thống FiinPro-X ghi nhận tăng trưởng vượt xa VN-Index. Đáng chú ý là Quỹ Cổ phiếu Kinh tế Hiện đại VinaCapital (+33,3%), Quỹ ETF DCVFMVN Diamond của Dragon Capital (+30,5%) và Quỹ Tăng trưởng Dài hạn Việt Nam của SSIAM (+28,6%).

Hiệu suất hoạt động của một số quỹ đầu tư cổ phiếu nổi bật trong 9 tháng đầu năm 2024. Nguồn: FiinPro-X Platform
Hiệu suất hoạt động của một số quỹ đầu tư cổ phiếu nổi bật trong 9 tháng đầu năm 2024. Nguồn: FiinPro-X Platform.

Thị trường chứng khoán của Việt Nam rất đa dạng các loại sản phẩm với hơn 800 mã chứng khoán đang niêm yết và giao dịch trên sàn HOSE và HNX, nếu nhà đầu tư có đủ thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thì hoàn toàn có thể sở hữu những cổ phiếu tốt và có mức sinh lời hấp dẫn, thậm chí cao hơn so với thị trường chung hay với quỹ đầu tư.

Tuy nhiên, việc yêu cầu các nhà đầu tư cá nhân, vốn đã thành thạo trong các lĩnh vực khác, dành đủ thời gian và tâm huyết để am hiểu sâu về đầu tư là điều không dễ dàng. Chưa kể, để nắm bắt được cơ hội tốt, họ còn phải đối diện với những thách thức trong việc trau dồi kiến thức về kinh doanh và đầu tư. Hơn nữa, việc thiếu kinh nghiệm thực chiến trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng dễ khiến nhà đầu tư có những trải nghiệm “không vui” ở thị trường.

Khi các quỹ đầu tư ngày càng cho thấy hiệu quả hoạt động, lợi thế trong đầu tư cùng sự chuyên môn hóa càng cao, chứng chỉ quỹ là một sự lựa chọn để nhà đầu tư có thể đưa vào danh mục của mình. 

Có thể bạn quan tâm 

Chủ trương điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt

Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.


<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>

Rate this post
Scroll to Top
Contact